đinh lăng điêu khắc tư linh long ly quy phụng

1,600,000.00

Tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (nước, gió, đất và lửa theo thứ tự long, lân, quy, phụng). Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.

Lân (hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ) có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian – mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân. Đối với tứ linh Trung Quốc, lân (ly) chính xác là  tỳ hưu  với đầu sư tử, bờm của rồng, thân gấu toàn thân được bao bao bọc bới lớp vẩy như rồng, trên đầu có sừng, lưng có cánh.

Quy/Rùa

Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần , một tối thượng thần của đạo Bà La Môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.

Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian.

Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật. Với văn hóa Trung Quốc, quy được mô tả là con rùa đầu rồng.

Phụng/Phượng hoàng

Giống như Kỳ lân, Phụng Hoàng là tên một loài. Phụng là tên con trống, Hoàng là tên con mái. Có nhiều người nhầm lẫn loan và phụng là cùng một loài nhưng theo như những nhà nghiên cứu văn hóa cổ cho rằng Loan và Phụng là hai loài khác nhau(trong cả văn hóa An Nam và Trung Quốc cổ) Loan có thể là yêu có thể là thần(do tu luyện) còn Phượng thì là thần( huyết thống cao quý của thần thú) và về cả sức mạnh lẫn huyết thống thì Loan đều dưới Phượng . Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công… Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà

Phụng tương ứng với Chu Tước.

Mô tả

Tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (nước, gió, đất và lửa theo thứ tự long, lân, quy, phụng). Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.

Lân (hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ) có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian – mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân. Đối với tứ linh Trung Quốc, lân (ly) chính xác là  tỳ hưu  với đầu sư tử, bờm của rồng, thân gấu toàn thân được bao bao bọc bới lớp vẩy như rồng, trên đầu có sừng, lưng có cánh.

Quy/Rùa

Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần , một tối thượng thần của đạo Bà La Môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.

Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian.

Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật. Với văn hóa Trung Quốc, quy được mô tả là con rùa đầu rồng.

Phụng/Phượng hoàng

Giống như Kỳ lân, Phụng Hoàng là tên một loài. Phụng là tên con trống, Hoàng là tên con mái. Có nhiều người nhầm lẫn loan và phụng là cùng một loài nhưng theo như những nhà nghiên cứu văn hóa cổ cho rằng Loan và Phụng là hai loài khác nhau(trong cả văn hóa An Nam và Trung Quốc cổ) Loan có thể là yêu có thể là thần(do tu luyện) còn Phượng thì là thần( huyết thống cao quý của thần thú) và về cả sức mạnh lẫn huyết thống thì Loan đều dưới Phượng . Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công… Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà

Phụng tương ứng với Chu Tước.

 

5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “đinh lăng điêu khắc tư linh long ly quy phụng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *