View: 32 64 ALL
  • đinh lăng điêu khắc rồng phượng bình 5 lít
    500,000.00

    đinh lăng điêu khắc rồng phượng bình 5 lít

  • đinh lăng điêu khắc cô gái bình 16,8 lít
    1,600,000.00

    đinh lăng điêu khắc cô gái bình 16,8 lít

  • đinh lăng điêu khắc cá 25 lít
    1,500,000.00

    đinh lăng điêu khắc cá 25.8 lít

  • đinh lăng điêu khắc ông thọ bình 25,8 lít
    1,500,000.00

    đinh lăng điêu khắc ông thọ bình 25,8 lít

  • đinh lăng điêu khắc bể long phụng 150 lít
    10,700,000.00

    đinh lăng điêu khắc bể long phụng 150 lít

    dài 80 rộng 60 sâu 44

  • đinh lăng điêu khắc bể tam đa 73 lít
    5,500,000.00

    đinh lăng điêu khắc bể tam đa 73 lít .dài 60,cao 44,sâu 44

  • đinh lăng điêu khắc cô gái bình 19 lít
    1,200,000.00

    đinh lăng điêu khắc cô gái bình 19 lít

  • đinh lăng điêu khắc tỳ hưu
    1,200,000.00

    đinh lăng điêu khắc tỳ hưu

  • đinh lăng 7 lít
    300,000.00

    đinh lăng 7 lít

  • bình đinh lăng 19 lít
    750,000.00

    bình đinh lăng 19 lít

  • đinh lăng điêu khắc rồng
    1,200,000.00

    đinh lăng điêu khắc rồng

     

  • đinh lăng điêu khắc con chuột
    1,200,000.00

    đinh lăng điêu khắc con chuột

     

  • đinh lăng điêu khắc nàng tiên cá
    1,200,000.00

    đinh lăng điêu khắc nàng tiên cá

     

  • đinh lăng điêu khắc thần tài bình 16,8 lít
    1,600,000.00

    thần tài vị thần mang lại tài lộc, may mắn trong dân gian. Tín ngưỡng thờ Thần Tài đã xuất hiện lâu đời. Các gia đình kinh doanh, công ty rất chú trọng thờ Thần Tài, họ lập ban thờ Thần Tài ở phòng khách, cửa hàng để mong cầu của cải, sung túc.

    đinh lăng điêu khắc thần tài bình 16,8 lít

    Tượng Thần Tài ở Việt Nam được tạo hình theo Tài Lộc Chân Quân. Râu tóc bạc phơ, tay cầm đĩnh vàng, vẻ mặt tươi vui, phúc hậu.

    Thần tài mang yếu tố tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt nói riêng và các nước khu vực Đông Nam Á nói chung. Khác nhau ở hình ảnh và câu chuyện, nhưng cùng chung suy nghĩ, mong cầu.

    Thờ Thần Tài để công việc hanh thông, được may mắn trong việc kinh doanh buôn bán, gặp được người sẵn sàng trợ giúp cho mình, sự nghiệp được thuận lợi, phát triển.

  • đinh lăng điêu khắc hoa 7 lít
    600,000.00

    đinh lăng điêu khắc hoa 7 lít đẹp độc lạ.dùng quà tặng quà bướu thúc đẩy quan hệ đi lên

  • đinh lăng điêu khắc hoa cúc
    1,600,000.00

    Ý nghĩa hoa cúc vàng tiếp theo hay được nhắc đến chính là biểu tượng của sự sống, niềm vui và phúc lộc. Có lẽ cũng chính vì vậy mà mỗi dịp Tết đến, xuân về các gia đình Việt thường đặt một chậu cúc vàng trước cửa nhà.

    Ý nghĩa hoa cúc vàng- Lòng chung thủy sắc son

    Hoa cúc vàng còn được biết đến là loài hoa tượng trưng cho lòng chung thủy, gắn bó keo sơn. Người ta thường sử dụng hoa cúc vàng thay cho lời muốn nói trong những ngày kỷ niệm đặc biệt như ngày cưới, ngày đầu tiên yêu nhau….

  • đinh lăng điêu khắc hoa mai chim én bình 16,8 lít
    1,600,000.00

    Hoa Mai được biết đến như sự thuần khiết, sức mạnh và sự khiêm tốn của nó. Hoa Mai có 5 điều tốt lành bao gồm hạnh phúc, may mắn, trường thọ, thành công và hòa bình. Ý nghĩa này xuất phát từ việc hoa mai có năm cánh hoa và tên khác của nó là hoa năm phước lành.

    Trong sự chết chóc của mùa đông, Mai nở hoa sớm hơn các loại hoa khác, và đó là một dấu hiệu sớm của mùa xuân. Vì vậy, dân gian xem hoa Mai như một biểu tượng tốt lành và sứ giả của mùa xuân.Cổ nhân cho rằng, mai vốn có tứ đức, khi mới kết nụ là nguyên, khi nở hoa là hanh, kết quả là lợi, khi quả chín là trinh, tức là tứ đức “nguyên, hanh, lợi, trinh”. Vận dụng trong nhân sự tức là “Nhân, nghĩa, lễ, trí”.

  • đinh lăng khắc hoa 7 LÍT
    600,000.00

    HOA ANH ĐÀO
    Đêm qua một đóa anh đào
    Rưng rưng cánh lệ rơi vào giấc mơ
    Thấm vào ướt đẫm mắt thơ
    Tỉnh ra buốt lạnh…bơ vơ đêm dài

    HOA CÚC VÀNG
    Bên em một đóa cúc vàng
    Sẫm vào màu nắng thu sang tặng người
    Mới hay tình cảm đất trời
    Hòa vào bông cúc dâng mời, người ơi

    HOA NGỌC LAN
    Trắng thơm giọt sữa trời cao
    Lẫn vào vòm lá dì dào thẫm xanh
    Hương nồng đã quện vào anh
    Xin làm ngọn gió trong lành bên em

    HOA SEN
    Sen hồng, sen trắng, sen vàng
    Chung hương thơm ngát khẽ khàng vương vương
    Lắng sâu về chốn ngọn nguồn
    Từ miền bùn tối ủ hương dâng đời

    HOA QUỲNH
    Quỳnh ơi, tan trắng vào đêm
    Thắp lên ngọn lửa ấm êm tình đời
    Tỏa hương an ủi phận người
    Làm tươi mát lại đất trời nặng đau

    DƯỚI GIÀN THIÊN LÝ 

    Nhà nàng có cái giậu thưa.
    Có giàn thiên lý đong đưa hoa vàng .
    Kể từ bên ấy có nàng .
    Lá xanh,thiên lý hoa vàng thêm sai.
    Mỗi lần nàng đứng tưới hoa.
    Nghiêng nghiêng mái tóc như là suối mây .
    Thoáng nghe thoang thoảng hương bay.
    Hương hoa hay chính tóc mây hương nàng ?!
    Vô tình tôi mãi ngóng sang .
    Vô tình nàng cũng nhìn sang bên này !
    Hương hoa thiên lý _ Ô hay !…
    Cũng vô tình cứ bên này thoảng qua !!!!
    Bẵng đi mấy độ thu già .
    Tôi về mong ngắm giàn hoa với nàng .
    Ô hay !_ trơ trọi cốt giàn .
    Vắng hoa,vắng cả !_ Dáng nàng cũng không !
    Cớ sao hoa chẳng còn bông ?!
    Lá không còn lá, hương nồng chẳng sang ?!
    Thì ra nàng đã sang ngang .
    Tóc mây với cả hương nàng cũng theo !…
    Trên giàn vắng bóng hoa leo .
    Thản nhiên gió vẫn cố trèo sang đây !
    Thiếu hương hoa,vắng tóc mây .
    Trời buông mấy sợi tơ gầy…giăng giăng !!!
    Cớ gì một dáng người dưng .
    Với giàn thiên lý mà bâng khuâng lòng !!
    Giàn hoa với dáng một người .
    Theo tôi suốt cả quãng đời thanh xuân…!

    Có một loài hoa tên Anh thảo 

    Hoàng hôn từ tốn buông màn
    Sương long lanh gọi ngày tàn trăng lên
    Giữa ngàn sao mọc êm đềm
    Hoa Anh Thảo muộn theo đêm trở về
    Như ẩn sĩ ngậm lời thề
    Trăng lên hoa nở chẳng hề đơn sai
    Hoa ơi hoa nở vì ai
    Lặng thầm nhan sắc đêm dài lẻ loi
    Để khi nắng sớm mai soi
    Lại từ tạ nhận thiệt thòi ra đi…

  • đinh lăng điêu khắc câu đối chúc tết

    Do go Hai Minh Hai Hau Nam Dinh

    • Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc

      Đời vui, sức khoẻ, tết an khang

    • Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ

      Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà

    • Già trẻ gái trai đều khoái Tết

      Cỏ cây hoa lá cũng mừng xuân

    • Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố

      Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian

      Tối Ba mươi đá thằng Bần khỏi cửa

      Sáng mồng một nghênh ông Phúc vào nhà

    • Xuân an khang đức tài như ý

      Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên

    • Xuân đáo bình an tài lợi tiến

      Mai khai phú quý lộc quyền lai

    • Chúc Tết đến trăm điều như ý

      Mừng xuân sang vạn sự thành công

    • Tăng phúc tăng quyền tăng phú quý

      Tấn tài tấn lộc tấn vinh hoa

    • Xuân sang hạnh phúc bình an đến

      Tết tới vinh hoa phú quý về

    • Tân niên tân phúc tân phú quý

      Tấn tài tấn lộc tấn bình an

    • Ngoài ngõ mừng xuân nghênh phúc lộc

      Trong nhà vui Tết đón bình an

    • Trai gái cười vui mừng đón Tết

      Trẻ già hoan hỉ đón xuân sang

    • Tết đến gia đình vui sum họp

      Xuân về con cháu hưởng bình an

  • đinh lăng điêu khắc hổ mang chúa
    1,600,000.00

    Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, thuộc họ rắn hổ. Nó được coi là chúa tể của loài rắn vì có độc tố nguy hiểm chết người và là loài rắn độc dài nhất thế giới. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng rừng rậm nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.

     

    Tuy tên gọi là rắn hổ mang chúa nhưng chúng thuộc chi rắn gổ mang thực sự. Những món ăn chính của nó là loài rắn khác thậm chí còn là đồng loại. Khi nguồn thức ăn khan hiếm chúng có thể ăn những loài vật có xương như loài bò sát nhỏ, động vật gặm nhấm.

    Rắn hổ mang là loài vật rất nguy hiểm, chúng không chủ động tấn công con người. Nhưng nếu một khi đã bị nó cắn thì sẽ gây tử vong rất cao. Nhưng với người dân Ấn Độ, đây là một linh vật tín ngưỡng rất cao quý.

  • đinh lăng điêu khắc tư linh long ly quy phụng
    1,600,000.00

    Tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (nước, gió, đất và lửa theo thứ tự long, lân, quy, phụng). Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.

    Lân (hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ) có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

    Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian – mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân. Đối với tứ linh Trung Quốc, lân (ly) chính xác là  tỳ hưu  với đầu sư tử, bờm của rồng, thân gấu toàn thân được bao bao bọc bới lớp vẩy như rồng, trên đầu có sừng, lưng có cánh.

    Quy/Rùa

    Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần , một tối thượng thần của đạo Bà La Môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.

    Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian.

    Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật. Với văn hóa Trung Quốc, quy được mô tả là con rùa đầu rồng.

    Phụng/Phượng hoàng

    Giống như Kỳ lân, Phụng Hoàng là tên một loài. Phụng là tên con trống, Hoàng là tên con mái. Có nhiều người nhầm lẫn loan và phụng là cùng một loài nhưng theo như những nhà nghiên cứu văn hóa cổ cho rằng Loan và Phụng là hai loài khác nhau(trong cả văn hóa An Nam và Trung Quốc cổ) Loan có thể là yêu có thể là thần(do tu luyện) còn Phượng thì là thần( huyết thống cao quý của thần thú) và về cả sức mạnh lẫn huyết thống thì Loan đều dưới Phượng . Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công… Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà

    Phụng tương ứng với Chu Tước.

  • đinh lăng điêu khắc phật di lặc
    2,200,000.00

    Sự tích đức Phật Di Lặc

    Nói về đức phật di lặc chắc rằng đại đa số quí vị đều nhớ đến hình tượng của một ông Phật ngồi phạch ngực, mập, bụng to và miệng cười toe toét. Có khi quí vị thấy bên cạnh Ngài có 6 đứa con nít, đứa thì móc lỗ tai, đứa thì móc miệng, đứa thì thọc lét v.v… Những hình tượng đó như là một trò đùa. Mình không biết tại sao lại có chuyện đùa ở trong chùa như vậy. Đó là ý nghĩa chúng ta cần phải biết. Nói đến đức Di-lặc chúng tôi phải khảo lịch sử từ Ấn Độ sang Trung Hoa để quí vị khỏi lầm lẫn. Nhiều tà thuyết bây giờ dựng đức Phật Di-lặc làm chỗ tiêu chuẩn để họ lôi cuốn Phật tử. Đức Phật Di Lặc là tên dịch của thuở xưa. Sau này có dịch ra nhiều tên khác nhưng vì chúng ta đã quen kêu là đức Phật Di Lặc.

    Chữ Di Lặc là phiên âm tiếng Phạn, Tàu dịch là Từ Thị (Thị là họ, Từ là từ bi). Có thuyết nói rằng khi bà mẹ của Ngài mang thai Ngài, khởi lòng thương không nỡ giết hại chúng sanh và không ăn thịt cá được cho nên nói là “Từ”. Vì Ngài sanh nơi bà mẹ đó cho nên gọi là Từ Thị. Nhưng có thuyết lại nói khác hơn. Vì thuở xưa Ngài tu về từ bi tam-muội cho nên sau này có tên là Từ Thị. Nhưng tên Ngài là A-dật-đa cũng là tiếng Phạn dịch âm. Dịch theo chữ Tàu là Vô Nan Thắng (Vô là không, Nan là khó) tức là không có thể nào hơn được. Đối với Ngài về trí tuệ và hạnh tu ít người hơn được, nên có tên Vô Nan Thắng. Đó là nói về đức Phật theo thói quen của chúng ta. Nếu nói theo kinh thì gọi là Bồ tát Di Lặc. Hồi đức Phật còn tại thế, Bồ tát Di Lặc là một người có lịch sử sanh ở miền Nam Thiên Trúc, ở trong dòng Bà-la-môn. Sau gặp Phật, Ngài xuất gia, tu theo hạnh Bồ tát. Đó là hình ảnh thật có lịch sử rõ ràng ở Nam Thiên Trúc.

    Khảo nhiều kinh, trước hết tôi dẫn kinh A-hàm. Trường A-hàm có nói thế này: Đức Phật dạy rằng sau này ở cõi Ta-bà, tâm con người càng ngày càng ác, mười nghiệp thiện họ bỏ qua mà luôn tạo nhiều nghiệp ác. Cho đến bao giờ họ quí mười nghiệp ác cũng như thuở xưa quí trọng mười nghiệp thiện và tuổi thọ chúng sanh giảm xuống đến cuối cùng còn mười tuổi thì đức Phật Di-lặc ra đời. Khi nghiệp ác nhiều thì tuổi thọ theo đó mà giảm. Bao giờ tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi, cũng như bây giờ tuổi thọ chúng ta coi là một trăm tuổi vậy, thì lúc đó thế giới sẽ có những tai nạn đao binh. Đao binh ở đây không phải là người ta giết chết nhau, mà chính những lá cây cỏ cũng có thể biến thành gươm bén. Chúng ta bị chặt bị cắt mà chết. Qua tai nạn đao binh đó tới tai nạn tật dịch tức là đau ốm bệnh dịch. Vì vậy đại đa số dân chúng trên thế giới này chết mòn chỉ còn sót lại một ít người tu hành ẩn trên núi trên non. Họ còn sống thừa lại. Khi họ sống qua cái thời gian chết đó rồi, họ tìm thấy bà con dòng họ của họ chết hết, chỉ còn sót lại lưa thưa vài người, lúc đó, họ mới biết rằng từ hồi đó tới giờ dòng họ mình làm điều ác, bây giờ mới bị quả báo chết như vậy. Cho nên họ nỗ lực tu mười điều thiện lại. Khi bắt đầu tu mười điều lành thì tuổi thọ họ tăng, cứ một trăm năm thì tăng lên một tuổi. Đến bao giờ tuổi thọ lên đến sáu mươi bốn ngàn tuổi, lúc đó dân chúng đông đảo thuần hậu, làm lành thì Phật ra đời ở dưới cội cây Long Hoa gọi là hội Long Hoa. Như vậy quí vị tưởng tượng bây giờ chúng ta đang ở cái mức tám mươi tuổi thọ mà cứ một trăm năm giảm xuống một tuổi, giảm tới còn mười tuổi, rồi tăng lên cho đến sáu mươi bốn ngàn tuổi, thì thời gian từ đây cho tới đó còn bao xa? Theo sách Phật thì khi Phật Thích-ca nhập diệt thì đức Di-lặc cũng nhập Niết-bàn. Ngài sanh lên cung trời Đâu-suất ở trong nội điện sống bốn ngàn tuổi. Sau đó Ngài mới sanh trong thế giới Ta-bà, thành đạo dưới cội cây Long Hoa giáo hóa chúng sanh kế tiếp đức Phật Thích ca. Vậy tưởng chừng bao lâu Phật Di Lặc ra đời? Vậy mà có một số người nghe trong kinh nói đức Phật Di Lặc ra đời nghe nói hội Long Hoa, rồi họ bịa ra ít bữa đức Phật Di Lặc ra đời, vài bữa hội Long Hoa đến v.v… Đó là những tà thuyết để lừa bịp những Phật tử học mà không hiểu Phật pháp, lại có người tự xưng là Phật Di Lặc hoặc tự cổ động rằng mình sẽ chờ đón đức Phật Di Lặc. Quí vị xét, nếu chúng ta tin đức Phật Di Lặc chỉ còn một phen bổ xứ lên cung trời Đâu-suất, sau này hạ sanh ở thế giới Ta-bà thành Phật, nếu tin lời Phật Thích-ca nói trong kinh thì chúng ta phải tin luôn thời gian đã định ngày Phật ra đời. Chúng ta tin đức Phật Di Lặc, có hội Long Hoa mà quên thời gian đó. Rồi cứ hờ hững, cứ nghe ai nói đức Phật Di Lặc ra đời thì vội vàng chạy tới đảnh lễ mong cầu v.v… Đó là cái sai lầm quá lớn để những tà thuyết lợi dụng danh từ Phật giáo tuyên truyền mê tín dị đoan. Người Phật tử chân chánh phải hiểu rõ điều đó. Đó là tôi khảo về lịch sử từ những bộ kinh gọi là Di Lặc thượng sanh, Di Lặc hạ sanh và Di Lặc bản nguyện. Những kinh đó đều do đức Phật Thích-ca nói ra. Coi kỹ những bộ kinh đó rồi, chúng ta biết rõ lịch sử đức Di Lặc, vậy đừng nghe lời của một số người bàn tán, dựng lên những điều sai lầm. Đó là chúng tôi nói về đức Phật Di Lặc ở Ấn Độ.

    Bây giờ nói tới đức Phật Di Lặc ở Trung Hoa. Đức Phật Di Lặc sang Trung Hoa hồi lúc nào? Thật ra nếu căn cứ theo hình tượng chúng ta thờ thì không có hình tượng của đức Bồ-tát ở Ấn Độ, mà là hình tượng đức Di Lặc ở Trung Hoa. Đó là một ông già bụng phệ lùn mập, như vậy là đức Di Lặc ở Trung Hoa chớ không phải ở Ấn Độ. Di-lặc ở Trung Hoa ra đời lúc nào? Điều đó chúng ta phải khảo lại. Có nhiều thuyết nói đức Di Lặc hiện giờ đang ở trên cung trời Đâu-suất. Ngài chưa tới thời kỳ giáo hóa chúng sanh ở thế giới này. Nhưng với tinh thần người hiểu Phật giáo Đại thừa thì Bồ-tát có báo thân, ứng thân và nhất là hóa thân. Tùy căn cơ chúng sanh mà các ngài ứng hóa vô lượng thân không thể lường được. Cho nên sử Trung Hoa có kể mà tôi nhớ đại khái có hai hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Một hóa thân gọi là Ngài Tăng Can ở gần chùa Quốc Thanh đời nhà Tùy, tức là ở khoảng thế kỷ thứ sáu. Nói rằng Ngài có một cái am gần chùa Quốc Thanh và đi thuyết giáo nơi này nơi nọ. Có lắm lúc Ngài cỡi cọp về, chúng trong chùa thấy hoảng kinh. Khi đến khi đi không ai lường được. Có lần Ngài ôm về một đứa bé gởi trong chùa đặt tên là Thập Đắc. Thỉnh thoảng có một ông ăn mặc rách rưới ở trong núi lạnh đi ra, tuyết phủ đầy mình gọi là Hàn Sơn. Hàn Sơn và Thập Đắc được coi như là hai người ăn mày trong chùa. Các ngài là hai vị hóa ra ăn mặc rách rưới ngủ ngoài hành lang. Tới bữa ăn thì đợi chúng ăn xong hết, còn những thừa cặn gì đó ngài trút lại dùng. Có khi các ngài còn lượm cơm dưới sàn nước, rửa lại mà ăn. Chúng trong chùa coi các ngài như hai kẻ ăn mày không kém, nhưng mà có cái lạ là nhiều khi hai ngài hứng làm thơ. Những bài thơ của các ngài không ai hiểu gì hết. Một hôm bất chợt, sau một bữa trưa chúng tăng nghỉ hết, hai ngài trèo lên cổ của ngài Văn-thù và ngài Phổ Hiền ngồi. Một ông tăng ở dưới tăng xá thình lình đi lên, thấy như vậy ngạc nhiên quá mới chạy đi báo cho ông trụ trì hay. Ông trụ trì lôi hai ông xuống rầy quở đủ thứ hết. Hai vị đó là bạn thân của ngài Tăng Can. Ngài Tăng Can tịch rồi. Một hôm ông chủ huyện có bệnh nan y, ông nằm chiêm bao thấy ngài Tăng Can tự xưng là đức Di Lặc bảo ông đến đảnh lễ Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền và chỉ cho ông một phương thuốc uống hết bệnh. Muốn đảnh lễ hai vị đó thì vào chùa Quốc Thanh hỏi tên Hàn Sơn,  Thập Đắc vì đó là Bồ-tát Văn-thù và Phổ Hiền. Ông huyện đó theo lời chỉ tìm thuốc uống lành bệnh, mới tìm đến chùa Quốc Thanh để gặp hai vị Hàn Sơn, Thập Đắc. Khi đó ông trụ trì thấy ông huyện tới hỏi hai chú ăn mày trong chùa thì ông ngại quá không muốn kêu. Nhưng ông huyện cho biết ông mong mỏi gặp hai vị đó. Buộc lòng ông trụ trì mời hai vị ra. Hai vị nắm tay đi ra. Vừa thấy hai vị ông huyện quì mọp xuống lạy. Hai vị mới cười và nói: “Cái lão Tăng Can bày đặt làm cho ta phải bại lộ rồi.” Hai Ngài, cõng nhau chạy tuốt vô rừng mất. Do đó mới biết hai vị là hiện thân của Văn-thù, Phổ Hiền, còn ngài Tăng Can là hiện thân của đức Di Lặc. Nhưng biết thì chuyện đã rồi, không ai ngờ để đảnh lễ các ngài được hết.

    Một vị khác vào thế kỷ thứ mười đời Ngũ đại ở Trung Hoa gọi là Bố Đại Hòa thượng. Vị đó gần gũi chúng ta nhất, tức là ông già quảy cái đãy to tướng, mặt tròn, miệng cười, bụng phệ, áo phạch ngực. Ngài Bố Đại Hòa thượng lúc nào cũng quảy một túi lớn, đi trong nhân gian gặp chỗ nào có cái gì, Ngài xin bỏ vô đãy. Đến chỗ có con nít đông, Ngài ngồi xuống phân chia cho chúng nó, vui chơi với chúng nó. Cho nên người ta thấy miệng Ngài lúc nào cũng cười vui vẻ thích thú. Đó là hình ảnh đức Di Lặc, một vị Hòa thượng bụng lớn, mập, miệng cười toe toét.

  • đinh lăng khắc yêu nhau đến đầu bạc răng long
    1,600,000.00

    Tình yêu cũng khiến con người trở nên tốt đẹp hơn và luôn muốn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho một nửa của mình.

    Thế mới nói tình yêu thật diệu kỳ ! Khi yêu mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ và thơ mộng, hai người yêu nhau luôn muốn dành cho nhau sự yêu thương quan tâm, chăm sóc đặc biệt với một mong muốn người ấy sẽ luôn được vui vẻ và hạnh phúc. Họ luôn sống vì nhau, luôn dành cho nhau những lời lẽ yêu thương ngọt ngào nhất!

    Tình yêu thật đơn giản và bình dị đôi khi chỉ là cùng nhau sẻ chia những chuyện buồn vui trong cuộc sống hay chỉ là đi dạo cùng nhau, ngồi bên cạnh nhau cùng nhìn về một hướng…!

  • bình đinh lăng điêu khắc hoa 25,8 lít
    2,200,000.00

    Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

    Có rất nhiều cách để chế biến các bộ phận của cây đinh lăng phục vụ cho sức khỏe của con người: Bạn có thể hái rồi dùng tươi như ăn với gỏi cá, phơi khô, ngâm rượu, sắc lấy nước uống… Cách nào cũng sẽ đem lại cho bạn những hiệu quả nhất định. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu những công dụng cụ thể của loại cây này nhé:

    Lá đinh lăng có thể dùng làm gia vị trong nấu nướng

    Đây là thành phần vô cùng đặc biệt trong chế biến một số món ăn như cá kho, tai heo cuốn lá đinh lăng, canh sườn heo với lá đinh lăng và đặc biệt là món gỏi cá. Vị đăng đắng đặc trưng của lá đinh lăng sẽ khử bớt mùi tanh của thịt cá và làm cho món ăn có mùi vị rất riêng.

    Đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt

    Bạn chỉ cần ngâm củ cây đinh lăng vào trong bình rượu. Mỗi ngày một ly nhỏ sẽ giúp lưu thông khí huyết và giúp cơ thể cường tráng hơn.

    Tác dụng thanh nhiệt cơ thể

    Bộ phận thường dùng: Lá cây.

    Các dùng: Phơi khô sau đó đem nấu với nước uống. Bạn có thể cho thêm vào nước một ít cam thảo hoặc hoa cúc để tăng khả năng thanh nhiệt cơ thể và giải độc.Nước này có thể sử dụng để uống hàng ngày nhưng không nên thay thế nước lọc.

    Chữa ho, hen suyễn

    Bộ phận thường dùng: Rễ cây.

    Cách dùng: Rễ cây sau khi thu hoạch thì tiến hành rửa sạch và phơi khô. Sau đó ngâm vào rượu cùng với một số loại thảo dược khác như rễ cây dâu, gừng khô, rau tần dày, đậu săn, bách bộ… và dùng dần.

    Chữa kinh giật, khó ngủ ở trẻ em

    Đối với những em bé hay quấy khóc về đêm và hay giật mình thì ông cha ta từ xưa đã có bài thuốc rất hay từ cây đinh lăng này. Đó là dùng lá đinh lăng phơi khô và để trong vỏ gối cho trẻ kê hoặc trải dưới nệm của bé ngủ. Mùi thơm và những hoạt chất trong cây đinh lăng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

    Description: Những tác dụng của cây đinh lăng
    liên hệ 0963494832

    Những tác dụng của cây đinh lăng

    Chữa liệt dương, suy yếu sinh lý ở nam giới

    Dùng dễ đinh lăng phơi khô kết hợp thêm một số thảo dược như kỷ tử, hoài sơn, ý dĩ, long nhãn, hoàng tinh, cám nếp… Sau đó sắc nước và uống mỗi ngày.

    Chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh và bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

    Cách dùng: Lấy một nhúm lá đinh lăng (tươi hoặc khô) hãm lấy nước uống hoặc nấu canh. Lưu ý nên sử dụng nước uống này khi còn nóng và uống trong ngày, tuyệt đối không nên để qua ngày hôm sau.

    Chữa cảm sốt, mụn nhọt, làm lành vết thương

    Cách dùng: Nếu như bị cảm sốt có thể nấu nước lá đinh lăng và xông để cơ thể thoát mồ hôi. Trường hợp bị sưng đau hoặc mụn nhọt thì giã lá đinh lăng tươi sau đó đắp lên vùng bị sưng đau. Lá đinh lăng sẽ giảm sưng và giảm viêm rất tốt.

    Chữa mề đay mẩn ngứa và dị ứng

    Đối với những người bị dị ứng hoặc mẩn ngứa thì có thể sử dụng lá đinh lăng nấu nước và uống. Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ giảm mề đay, mẩn ngứa.

    Chữa rối loạn kinh nguyệt

    Cách dùng: Lấy một lượng lá đinh lăng phơi khô sau đó hãm lấy nước uống. Uống đều đặn hàng ngày đến khi kinh nguyệt điều hòa trở lại thì ngừng uống. Lá đinh lăng có tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với chị em phụ nữ.

    Ngoài ra đinh lăng còn có một số tác dụng khác như: Chữa các bệnh về tiêu hóa, chữa viêm gan, thiếu máu, các bệnh về thận. Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và lưu thông khí huyết…

    Description: Củ đinh lăng có công dụng gì
  • Khắc 12 con giáp 7L
    600,000.00

    Bình đinh lăng điêu khắc bộ 12 con giáp

    Chiều cao bình 55 cm, rộng 15 cm

    Giao hàng COD toàn quốc

     ĐT – Zalo:  0963494832 ( Duy Đinh Lăng)

     

    Hoặc nhắn tin trao đổi trực tiếp trên Fanpage facebook:

    https://www.facebook.com/cudinhlang.vn

    https://www.dinhlangngamruou.com

     

    ĐỊA CHỈ: kiêu kỵ_gia lâm _hà nội